Mọc răng khôn đau mấy ngày là lo lắng của khá nhiều khách hàng đang bị chiếc răng này “hành hạ”. Cảm giác đau do răng khôn gây ra được gọi là cảm giác “ám ảnh” với những người mắc phải. Vậy răng này mọc lên như thế nào và cách giảm đau nhức dứt điểm sẽ ra sao? Đội ngũ chuyên gia tại nha khoa Home sẽ giải thích cho bạn ngay sau đây.
1. Mọc răng khôn thường sẽ đau mấy ngày?
Mọc răng khôn đau ngắn hay dai dẳng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Người may mắn chỉ thường cảm thấy đau nhức khoảng 2 ngày, còn có người sẽ thường kéo dài đến 1 tuần hoặc 1 tháng thậm chí là quanh năm.
– Theo tiêu chuẩn, 1 cung hàm của người trưởng thành thường sẽ có 4 chiếc răng khôn. Tuy nhiên, tình hình mọc răng khôn giữa mỗi người sẽ lại thường khác nhau. Có người sẽ không mọc cái nào, người thì chỉ mọc 1-2 cái và cá biệt có người xuất hiện tới khoảng 6, 8 chiếc răng trên cung hàm.
Quá trình để răng khôn xuất hiện và mọc lên cụ thể như sau:
– Bắt đầu mọc từ độ tuổi từ 18 tuổi trở đi cho đến 25 tuổi. Tuy nhiên, răng này có thể được mọc sớm hoặc muộn hơn các độ tuổi đó.
– Khi răng mọc, thì hiện tượng đầu tiên sẽ là đau sưng nướu. Với loại răng mọc thẳng, khi chạm lưỡi vào nướu sẽ thấy có cục nhỏ và cứng nhú lên phía trên. Còn răng mọc ngầm thì chỉ đi siêu âm mới có thể biết rõ được.
– Sau khoảng nửa tháng, nướu trong cùng sưng và phình to ra khá bất thường và làm má sưng phồng lên. Đây là nơi chứa chân răng khôn. Lúc này, răng sẽ dễ dàng được phát hiện nhờ vào đầu trắng nhú lên phía trên.
– Răng càng dài ra, thì hiện tượng đau nhức có thể nhẹ hoặc nặng hơn tùy vào tư thế mọc như bị mọc ngang, mọc nghiêng trái, mọc nghiêng phải và mọc ngầm trùm hết nướu
– Thời gian răng khôn lớn lên và hoàn thiện sẽ có thể là từ khoảng 2-4 tháng hoặc kéo dài đến gần 1 năm. Hình dáng răng thường là ngắn, kích thước to bè như răng hàm.
2. Nguyên nhân bị đau răng khôn
Đau răng khôn là biểu hiện thường gặp nhưng không phải các biểu hiện đều ở mức bình thường. Có những triệu chứng đau do bệnh lý chứ không đơn thuần là đau do vùng mô xung quanh bị tác động mạnh. Vậy kiểu đau như nào được xem là nguy hiểm và nguyên nhân đau răng khôn được hiểu là gì?
2.1 Mọc răng khôn số 8
Nếu chúng ta đã trên 18 tuổi, thấy đau hàm trong và sưng nướu trong vài ngày liền thì rất có thể đó chính là dấu hiệu răng khôn bắt đầu mọc lên. Đây là biểu hiện đau bình thường và không cần phải quá hoảng hốt.
Răng khôn mọc cuối cùng hàm khi cung hàm đã đủ hết chỗ cho răng vĩnh viễn, tuy nhiên chúng vẫn sẽ mọc lên và chen chúc với nướu và đâm vào nướu. Gây ra hiện tượng đau, sưng đỏ hoặc nhức.
Phần lớn người trưởng thành sẽ phải trải qua quãng thời gian “bị ám ảnh” này ít nhất 1 lần trong đời. Nếu đau trong mức chịu đựng được thì không cần phải quá lo lắng, vì chỉ là do răng đang mọc mà thôi. Còn đau nhiều hãy đến bác sĩ để tiến hành xử lý sớm.
2.2 Sâu răng số 7 và sâu răng khôn
Sâu răng có thể sẽ thường xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cung hàm, nhưng vị trí gần răng khôn là chỗ dễ bị gặp tình trạng sâu nhất. Vì răng này thường là mọc lệch lạc, không khớp với các loại răng kế cận. Không gian mọc lên cũng thường chật hẹp.
Khi ăn uống, thực hiện nuốt đồ ăn, chúng sẽ chui lọt vào các khe răng và bám trên mặt nhai răng hoặc giắt vào kẽ hở nào đó ở gần răng khôn. Việc chải răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng chỉ làm sạch được mặt phía ngoài. Còn mặt trong ngay cả việc quan sát cũng rất khó rồi thì việc gỡ bỏ thức ăn ra là điều không dễ.
Thức ăn trú ngụ lâu ngày sẽ sinh ra một ổ vi khuẩn và ổ này sẽ lan sang ổ kia. Chúng là tác nhân làm cho miệng bị hôi, răng có mảng bám và đặc biệt là sâu ăn mòn men ngà và tủy răng. Lúc này, răng sẽ bị đau nhức dữ dội và sẽ cảm thấy ê buốt cả hàm đến nỗi không thể mở được miệng hoặc không thể ăn uống hoặc đi vào giấc ngủ.
2.3 Răng khôn sẽ gây ra biến chứng cho nướu, dây thần kinh và chân răng kế cạnh
Răng khôn mọc nghiêng bên trái và cả bên phải sẽ đâm vào phía thân răng, chân răng và chạm vào dây thần kinh của răng số 7. Lúc đó chúng ta sẽ bị tê môi hàm khoảng một thời gian tạm thời. Nặng hơn răng này sẽ bị phá hủy hết toàn bộ răng số 7 và làm chúng lung lay và bị rơi ra. Cuối cùng là phải tiến hành nhổ bỏ.
2.4 Làm hỏng nướu răng
Răng khôn mọc ngầm kiểu tư thế thẳng hầu hết sẽ bị nướu chặn lại và bao trùm lên phía trên. Mặt nhai răng khôn cọ vào nướu có thể sẽ làm mô này xước, rỉ máu và sưng tấy lên. Không gian ở mặt trăng và nướu sẽ là nơi “lý tưởng” cho thức ăn thừa có thể trú ngụ. Để rồi từ đó vi khuẩn xuất hiện và làm nhiễm trùng nướu, áp xe răng và gây ra tình trạng sâu răng khôn.
2.4 U nang ở xương hàm
Khi xương răng khôn lớn lên, thì chúng bị va chạm với nhiều tổ chức mô cứng và các mô mềm. Những va chạm này hoặc bản thân răng khôn có thể sẽ là nguyên nhân gây ra các bọc nang lớn và nhỏ ở phía trong xương răng. Đây là những u nang lành tính nhưng để lâu sẽ gây ra các loại biến chứng khó trị ở trong xương hàm.
3. Cách giảm sự đau đớn khi gặp hiện tượng mọc răng khôn
Đau răng khôn là kiểu đau âm ỉ và khó để thực hiện điều trị. Việc đau nhức sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chức năng ăn uống, nghỉ ngơi và tiến độ công việc hoặc tình hình học tập. Sau đây là 5 cách để làm giảm mức độ đau răng khôn để chúng ta có thể yên tâm để sinh hoạt.
3.1 Tiến hành vệ sinh răng miệng và các vùng răng khôn đúng cách
Vệ sinh răng miệng là thói quen của tất cả những người trưởng thành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể duy trì thói quen này đủ 2 ngày/lần và áp dụng đúng cách được. Dưới đây là 3 cách để vệ sinh răng miệng phổ biến:
– Chải đều các mặt răng bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng
– Dùng chỉ nha khoa để cọ kẽ răng
– Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để nhằm giúp diệt khuẩn.
Khi bị mọc răng khôn, nướu đang sưng đỏ và mô xung quanh răng rất dễ sẽ bị tổn thương. Vì vậy hãy đánh răng một cách nhẹ nhàng. Không nên cho tay hoặc cho đũa hay thìa vào phía vùng nướu. Bắt buộc phải thực hiện súc miệng sau ăn và trước thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối để cuốn hết các loại thức ăn thừa và sát trùng toàn bộ miệng.
Việc vệ sinh răng miệng về bản chất là làm cho vùng răng khôn sạch sẽ các loại thức ăn và không được hình thành vi khuẩn mà thôi. Chứ không có tác dụng làm tình trạng đau răng khôn giảm bớt quá nhiều.
3.2 Mọc răng khôn thường đau mấy ngày? Chế độ ăn uống phù hợp
Có thể nhiều người không biết về việc ăn uống sẽ tác động nhiều đến mức độ đau của phần răng khôn. Nếu khi răng mọc, thì chúng ta ăn nhiều đồ bám dính hoặc nhiệt độ nhạy cảm thì thường cảm giác đau nướu sẽ còn tiếp diễn. Vì vụn thừa bám dính vào kẽ răng, vào nướu sẽ tạo ra vi khuẩn làm nhiễu động và xâm lấn các tổ chức mô hoặc các loại răng lân cận.
Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những loại đồ ăn thức uống sau đây:
– Tránh ăn các loại hạt dễ đọng bã trong răng như đậu, lạc ngô, khoai…
– Tránh ăn các loại đồ quá cay, nóng, lạnh như lẩu, tương ớt, kem và nước nóng trên 50 độ
– Hạn chế thực hiện chức năng cắn mạnh và ăn đồ ngọt như: bim bim, bánh kẹo, socola…
Bên cạnh đó hãy tiến hành bổ sung các loại cháo, súp, nước nhiều dinh dưỡng như nước ép hoa quả, sinh tố, canh hầm thịt hay các loại rau củ. Để vừa có thể dễ ăn vừa nuôi hàm răng khỏe mạnh ngay từ phía bên trong.
3.3 Thực hiện chườm đá lạnh nhằm giúp bớt đau răng
Chườm đá là mẹo để giảm đau, sưng được khá nhiều nha sĩ gợi ý khi chúng ta bị thương và sưng mô tế bào. Với việc mọc răng khôn cũng vậy, tiến hành chườm đá là việc không thể thiếu. Tuy nhiên, khác với các vùng khác thì chúng ta chú ý không nên chườm đá trực tiếp lên răng khôn mà chỉ nên chườm ngoài má nơi bị sưng.
Bất cứ lúc nào thấy bị đau, hãy bỏ vài viên đá lạnh nhỏ vào túi ni lông và bọc ngoài bằng khăn mặt. Sau đó, thực hiện chườm má khoảng tầm 2-3 phút để làm giảm sưng. Lưu ý, mỗi ngày nên thực hiện từ 5 đến 10 lần.
3.4 Thực hiện nhổ bỏ răng khôn
Răng khôn nếu gây ra sự đau, nhức, sưng mặt, tấy nướu hay cứng hàm… kéo dài thì dù mọc ngầm hay mọc thẳng cũng đều nên tiến hành nhổ bỏ càng sớm càng tốt.
– Với loại răng mọc thẳng thì bạn có thể hiện tại chưa đau hoặc mức độ đau chưa nhiều nhưng tương lai vẫn có khả năng làm đau, nướu và sưng mặt.
– Với các răng mọc ngầm, mọc lệch không những gây tình trạng đau đớn kéo dài mà còn làm cho chân và tủy răng kế bên bị phá hủy. Hoặc nướu bị rách, u nang xương hàm và rối loạn cảm giác vùng môi lưỡi.
Vì vậy, cách tốt nhất để làm dứt điểm cảm giác đau là tiến hành nhổ bỏ hoàn toàn chân răng khôn. Và trả lại 1 cung hàm bình thường như trước khi chiếc răng này đã xuất hiện.
Xem thêm:
- Nhổ răng khôn giá bao nhiêu? Chi phí nhổ răng khôn mới nhất
- Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Hà Nội
- Nhổ răng khôn ở đâu Hà Nội? TOP 11 địa chỉ nhổ răng khôn uy tín ở Hà Nội
Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome tại Nha Khoa Home giá bao nhiêu?
STT | Dịch vụ nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome
( Không đau, Không sưng, Không biến chứng) |
Giá |
1 | Nhổ răng khôn hàm trên ( Răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc thẳng,) | 1.500.000 vnđ |
2 | Nhổ răng khôn hàm dưới ( Răng mọc lệch, mòng ngầm, mọc thẳng) | 3.000.000 vnđ |
3 | Nhổ răng khôn công nghệ mới sử dụng kính hiển vi và máy siêu âm Piezotome | + thêm 500.000 đ |
Một số phản hồi từ khách hàng đã nhổ răng khôn tại Nha Khoa Home